Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

Bát mỳ cuối năm


Người Nhật Bản thường có phong tục đêm cuối năm, trước giờ Giao Thừa, thường cùng gia đình đến một quán mì ưa thích, mỗi người ăn một Bát mì truyền thống như để cùng nhau ôn Cố tri tân. 21 đêm Giao thừa, quán Mì của ông bà Bắc Hải Đình đã hết khách, họ chuẩn bị đóng cửa, chuẩn bị cho Lễ tất niên của nhà mình... Tiếng chuông gió trước cửa vang lên, ông ra mở cửa : Một người phụ nữ trung niên với hai cậu bé khoảng 10 và 7 tuổi, trông họ thật lam lũ, ngập ngừng xin phép bước vào. Sau khi xếp cho họ ngồi trước bàn, ông chủ quán chờ đợi. Người phụ nữ bối rối : Ông bà có thể cho mẹ con tôi bát mì được không ? Hơi ngạc nhiên, nhưng ông nói vâng, và quay lại dặn Bà làm một bát to hơn bình thường đưa lên cho họ. Ba mẹ con cùng chụm đầu vào ăn, xuýt xoa ngon lành... Đứa bé đang ăn ngẩng đầu nhìn mẹ hỏi : Mẹ ơi liệu năm sau nhà ta có được ăn như thế này nữa không. Người mẹ nhẹ nhàng nói : Chúng ta sẽ cùng cố gắng để được như thế nhé... Ăn xong họ lễ phép cảm ơn ra về. Ông bà chủ quán nhìn theo ái ngại... Một năm qua đi rất nhanh...lại đến sau 21h Giao Thừa sang năm, Ông bà chủ quán dường đã quên, thì lại như năm trước, ba mẹ con líu ríu bước vào như để trốn cái lạnh cắt da bên ngoài. Trông họ tiều tuỵ hơn, và người mẹ lại xin được phục vụ một bát mì. Ông chủ quán vồn vã, rồi bước vào trong... dặn Bà làm ba bát mì. Bà phúc hậu nói : ông ạ hãy làm một bát mì như ý họ. Nhưng bà làm để đủ no và ấm lòng cho Ba người. Họ ngồi vào chiếc bàn bình dị năm ngoái, ăn rất ngon, vui vẻ dặn dò nhau những việc phải nỗ lực hơn trong năm mới... Xong người mẹ đứng lên cảm ơn, muốn trả thêm tiền cho bát mì đó, nhưng ông bà ân cần từ chối : được Ba mẹ con đến đây, và nếu quán chúng tôi như là nơi Ba mẹ con có thể hưng phấn hơn cho những điều các vị cần cố gắng thì đã là điều thật qúy hoá rồi... Lại thêm một năm nữa. Ông bà đã đặt lên tấm biển giữ chỗ trên chiếc bàn đó trong quán, giành cho họ. Nhưng mãi sau 21 h không thấy họ quay trở lại... Ông bà có cảm giác buồn trống vắng, khẽ bảo nhau đóng cửa hàng để chuẩn bị Tất Niên... Cứ như thế trong nhiều năm sau đã thành thông lệ, mọi khách hàng cũng biết chuyện mà cảm động, không ai ngồi vào chiếc bàn đó đêm Giao Thừa cả... và ai cũng có ý nhâm nhi bát mì vừa mong đợi Ba mẹ con trở lại... Rồi lại một cái tết nữa... Đã quá 21h ông bà chủ quán định nói lời cảm ơn cuối năm với mọi người đang còn trong quán...thì tiếng chuông vang lên... Ông ra mở cửa, mọi người nhìn ra theo... Ba người : một phụ nữ lịch lãm và hai câụ thanh niên tuấn tú khỏe mạnh bước vào. Dường như quen thuộc, họ tiến đến chiếc bàn kia... Ông chủ khiêm nhường nhắc : thưa chỗ này đã được giành cho người khác ạ... Họ xin được ngồi ngay bàn sát bên. Ông chủ lễ độ chờ họ gọi... Người phụ nữ ngẩng lên : Xin cho ba chúng tôi Một Mát Mì... Trời ơi...Mọi người đều quay hết về phía họ : phải chăng các vị là Ba mẹ con ngày xưa? Chúng tôi đã mong chờ các vị bấy lâu... Dạ vâng là chúng tôi ạ. Chồng và cha chúng tôi bị tai nạn qua đời đã lâu, để lại món nợ rất lớn... chúng tôi đã vô cùng khó khăn nên đã nhiều năm không còn khả năng được ăn mì Tất niên nữa. Bây giờ mọi điều đã rất tốt đẹp, nên trở lại đây muốn được ăn bát mì như năm xưa, được hưởng tấm lòng của ông bà mà nhờ vậy chúng tôi đã thêm được sự ấm lòng để cố gắng vượt qua... Tất cả tràn đầy xúc động đứng lên bước lại quây quần và cung kính cảm tạ lẫn nhau.
P/s: Câu chuyện có thật:
Năm cuối cùng của đại học một buổi sáng trước khi lên giảng đường, sờ túi còn 8000 đồng (sinh viên mỗi bữa cơm chỉ có 4000đ vào thời điểm đó). Hắn vào một quán phở ở cổng trường gọi cho mình một bát mỳ  "ăn để cho một ngày thi cử", hắn ngồi đối diện với một bà cụ tuổi đã cao. Sau khi ăn song bà cụ hỏi bao nhiêu tiền để trả.
Bốn nghìn đồng cô chủ quán nói; bà cụ móc tất cả mấy lần túi mà cũng chỉ được mấy đồng lẻ cụ có vẻ bối dối, hắn nhìn bà cụ trông khắc khổ mà sống mũi cay cay, hắn đứng dậy trả tiền cho cả hắn và bà cụ với một câu nói nhẹ nhàng "hôm nay cháu mời bà" hắn bước ra khỏi quán mà không kịp nhận lời cảm ơn từ bà cụ. Tối đó về phòng trọ 3 thằng sinh viên không có mỳ tôm để ăn hắn bị chỉ trích thậm tệ mà không nói một lời nào.
Nhiều năm sau giờ đây hắn đã tốt nghiệp và đi làm, một hôm hắn đi công tác tại Hà Nội và thật tình cờ hắn lại đến quán ăn trước cổng trường năm nào, cô chủ quán giờ đã già rất nhiều nhìn hắn không nói gì, hắn gọi cho mình một bát mỳ khi ăn song hắn gọi trả tiền thì thật bất ngờ cô chủ quán nói "hôm nay cô mời cháu" hắn chẳng hiểu gì thì cô nói tiếp "nhiều năm rồi không gặp cháu nhưng cô vẫn nhớ chuyện bà cụ năm xưa ở đây". Hắn nhớ ra mọi chuyện và cảm ơn cô chủ quán kia ra về với một suy nghĩ: Phải chăng giá trị của cuộc sống là cho đi mà không mong ngày nhận lại. "Hãy sống cho điều ý nghĩa hơn"

6 nhận xét:

  1. Thăm bạn, chúc bạn nhiều niềm vui và may mắn

    Trả lờiXóa
  2. Bạn làm tớ cảm động đấy! "giá trị của cuộc sống cho đi mà không mong ngày nhận lại"...
    Yêu thương và cho đi yêu thương, giúp ta thanh thản hơn, phải không?
    P/s: Đừng dầm mưa nữa, ốm đấy!

    Trả lờiXóa
  3. Bạn có nhớ câu chuyện của tớ và nhà sư Thích Diệu Hoa không "hãy sống cho điều ý nghĩa hơn mà"
    không sao ốm đã có người hứa chăm rồi hì hì

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lúc ốm mà k kịp đến chăm thì sao? Hâm thế. Này, tớ k muốn bạn buồn đâu nhé!

      Xóa
  4. Nghe bài này đi, "Giới hạn nào cho chúng ta". Cũng hay hay! Tớ về đây. Mai thi tốt nhá!

    Trả lờiXóa